Ô nhiễm tiếng ồn trong việc sản xuất Công Nghiệp là tập hợp những âm thanh phát ra loại máy móc thiết bị khi hoạt động sản xuất gây ra cho người lao động cảm giác khó chịu, về lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe làm việc của người lao động.
Thời gian người lao động phải tiếp xúc dài sẽ dẫn đến
một số bệnh nghề nghiệp không mong muốn như điếc, đau đầu.
Theo như thống kê của trung tâm sức khỏe lao động và
môi trường thì trong năm 2019 có hơn 3.800 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp được
phát hiện, trong đó có tới 73% là bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.
CÁC GIAI ĐOẠN TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH.
- Khởi đầu: Người lao động cảm thấy nhức đầu, kém ăn,
mệt mõi, ù tai và khả năng nghe kém.
- Tiềm ẩn: Thời kỳ này kéo dài từ 5 – 15 năm tuỳ thuộc
vào sức đề kháng của tai, thời gian tiếp xúc với môi trường ồn và tần số tiếng ồn.
Cụ thể như trường hợp tiếp xúc với môi trường ồn trên 105 dBA/8giờ/1ngày thì
sau 5 năm làm việc sẽ dẫn đến tổn thương tai; nếu tiếp xúc với môi trường tiếng
ồn từ 100 – 105 dBA/8giờ/1ngày thì sau 10 năm.
- Điếc rõ rệt: Giai đoạn này người lao động bị ù tai,
nói lớn cũng không nghe. Đây là bệnh điếc nghề nghiệp, không chữa được. Ngoài
việc bị điếc thì ô nhiễm tiếng ồn cao còn có tác hại đối với hệ thần kinh và hệ
tim mạch, gây nhức đầu, rối loạn nhịp tim, làm xơ cứng thành mạch, cơ thể mệt
mõi dễ gây tai nạn lao động.
ĐỘ ỒN CHO PHÉP TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP.
- Mức âm liên tục tại nơi làm việc không quá 85 dBA
trong 8 giờ làm việc.
- Thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm ½ , mức ồn cho
phép tăng thêm 5 dBA, cụ thể như sau:
Tiếp xúc 4 giờ mức cho phép là 90 dBA.
Tiếp xúc 2 giờ
mức cho phép là 95 dBA.
Tiếp xúc 1 giờ mức cho phép là 100 dBA.
Tiếp xúc 30 phút mức cho phép là 105 dBA. (/)
- Thời gian lao động còn lại trong ngày làm việc chỉ
được tiếp xúc với tiếng ồn dưới 80 dBA.
- Để đạt được năng suất làm việc cao tại các vị trí
lao động khác nhau cần đảm bảo mức áp âm không vượt quá giá trị sau:
+ Các phòng lao động trí óc, nghiên cứu thiết kế, thống
kê, lập trình máy tính, phòng thí nghiệm lý thuyết và xử lý số liệu thực nghiệm
mức âm không quá 55 dBA.
+ Chỗ làm việc của công nhân, vùng có công nhân làm việc
trong các phân xưởng và trong nhà máy mức âm không quá 85 dBA.
+ Buồng theo dõi và điều khiển từ xa không có thông
tin bằng điện thoại, các phòng thí nghiệm, thực nghiệm, các phòng máy tính có
nguồn ồn mức âm không quá 80 dBA.
+ Buồng theo dõi và điều khiển từ xa có thông tin bằng
điện thoại, phòng điều phối, phòng lắp máy chính xác, đánh máy chữ mức âm không
quá 70 dBA.
+ Các phòng chức năng, hành chính, kế toán, kế hoạch,
thống kê mức âm không quá 65 dBA.
BIỆN PHÁP LÀM VIỆC AN TOÀN:
- Cách ly nguồn gây ra tiếng ồn: Nên thiết kế nhà xưởng
đặt xa khu văn phòng làm việc. Thiết kế tường bao quanh giúp che chắn bằng vật
liệu xốp, bông cách âm, trồng cây xanh.
»» Xem thêm: xốp cách âm , bông tiêu âm
- Thường xuyên kiểm tra và bôi trơn dầu mỡ và thay bi
trục quay cho máy luôn vận hành êm.
- Người lao động khi làm việc trong môi trường ồn cần
phải được trang bị bịt tai, nút tai chống ồn.
- Không phân công người bị tổn thương thính giác, suy
nhược thần kinh, bệnh tim mạch làm việc trong môi trường có phát sinh tiếng ồn
vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
- Giảm thời gian làm việc tiếp xúc với tiếng ồn, giữa
ca nghỉ giải lao động ở khu vực yêu tĩnh. Tổ chức bồi dưỡng giữa ca làm việc để
ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khoẻ cho người lao động nếu chưa khắc phục hết
các yếu tố độc hại trong môi trường lao động.
- Hàng năm đo môi trường lao động và khám phát hiện bệnh
điếc nghề nghiệp.
- Thường xuyên, định kì tập huấn cho người làm việc có tiếp xúc với môi trường ồn biết tác hại của tiếng ồn và các biện pháp làm việc an toàn.
Không có nhận xét nào:
Bình luận nhận xét